Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu 

Vào năm 1989, theo định hướng chung của Bộ GD – ĐT là : Kiện toàn hệ thống giáo dục phổ thông, tách giáo dục phổ thông cấp 2 (THCS) ra khỏi hệ thống trường PTCS (cấp 1, 2). Ngày 28/8/1989, theo quyết định của UBND TX nhằm thể hiện bước đi đầu tiên trong công tác đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn thị xã: Trường phổ thông cấp 2 Võ Thị Sáu được thành lập.

“Cái mới” ra đời trên cơ sở sàn lọc, lựa chọn, sắp xếp ít nhất 3 cơ sở cũ (trường P3A, P3B, P4) để trở thành ngôi trường cấp 2, có thời điểm hình thành vào dạng đặc biệt nhất tỉnh: chỉ cách ngày khai giảng đúng 1 tuần lễ. Với 1 ban lãnh đạo mới, 1 cơ sở vật chất mới, một đội ngũ thầy cô giáo – nhân viên mới và cả 1 lực lượng học sinh đều mới. Lúc bấy giờ trường Võ Thị Sáu thuộc loại lớn nhất tỉnh với gần 2000 học sinh, trên 40 lớp, chính vì thế trách nhiệm mà các cấp lãnh đạo giao phó quả là nặng nề và kỳ vọng mà nhân dân thị xã, cụ thể là các bậc phụ huynh học sinh gởi gắm quả là lớn lao đối với những cốt cán đầu tiên của trường.

      Nhưng  với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ- HĐBD- UBND các cấp, với sự lãnh đạo trực tiếp của ngành GD & ĐT, cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng XH…hơn 40 nhà giáo, những cốt cán đầu tiên của trường đã quyết tâm xây dựng trường Cấp 2 Võ Thị Sáu bằng tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của mình, trường đã từng bước vươn lên, (kết quả ở từng năm học của trường đã minh chứng điều đó)

Vào tháng 9/1997, cùng với sự kiện tỉnh vừa được tái lập, nhà trường đã được sở GD-ĐT chọn xây dựng thành trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh. Đây là niềm vui khôn xiết của nhà trường, vui vì từ đây nhà trường sẽ được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, chỉ đạo sâu sát hơn đến mọi hoạt động cuả nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui , nhà trường cũng không ít nỗi lo, lo vì mình phải làm gì và làm như thế nào để xứng đáng với tầm vóc cuả một trường trọng điểm – một trách nhiệm không nhẹ nhàng tí nào .

Nhận thức được vai trò, vị trí cuả nhà trường, đội ngũ quí thầy cô giáo đã không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết, đem hết khả năng , trí lực cuả mình góp cho phong trào thi đua dạy thật tốt và giúp trò học thật tốt . Và sự cố gắng ấy đã được ghi nhận bằng các phần thưởng cao quý cuả Đảng, nhà nước và ngành giáo dục. Vào tháng 4 năm 1998, nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA. Đây chính là sự nhìn nhận của Đảng, nhà nước đối với những cống hiến âm thầm, vượt mọi khó khăn của đội ngũ CB-GV-NV nhà trường trong việc giảng dạy, giáo dục thế hệ trẻ.

Có thể khẳng định rằng: Từ sau khi trường nhận được HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA do chủ tịch nước trao tặng vào năm 1998 đến nay, tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường luôn tiếp tục phấn đấu không ngừng nhằm giữ vững  thành tích đã đạt được. Từ đây, đội ngũ CB-GV-NV của nhà trường  càng vững vàng hơn về quan điểm lập trường và tiến bộ hơn về năng lực chuyên môn nhằm tạo thêm vị thế và uy tín cho nhà trường . 

Tính đến nay, Trường THCS Võ Thị Sáu  được thành lập tròn 15 năm – 15 năm so với đời người thì quá ngắn nhưng so với họat động của một nhà trường thì quả là 1 chuỗi ngày dài phấn đấu liên tục, không nghỉ, không ngừng.

15 năm qua, nhà trường đã có biết bao điều đổi thay, biến động: Thầy cô đã có người  về nghỉ hưu, có người chuyển ngành, có người chuyển vể đơn vị mới để tiếp tục sự nghiệp trồng người, có thầy cô vì căn bệnh ngặt nghèo đã vĩnh viễn ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng nghiệp, cho học trò và 15 năm qua đi, nhà trường đã đào tạo biết bao lớp học trò, rất nhiều em đã thành đạt, hiện là CBCC nhà nước, có em đang theo học ở bậc học cao hơn trong tỉnh, ngoài tỉnh, thậm chí có em đang du học ở nước ngoài. Đây thật sự là niềm vinh dự và hạnh phúc rất lớn của nhà trường, vì mình đã đóng góp một phần nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và kiến thiết quê hương, đất nước.

Nhân dịp này, tôi xin mượn vài câu thơ của quý đồng nghiệp để bộc bạch đôi điều suy nghĩ  về tình cảm đối với trường.

“ Mừng Đảng, ta lại mừng xuân

Mừng trường ta lại ba lần thăng hoa

Cuộc đời đẹp tựa bài ca

Trường ta như một vườn hoa muôn màu”

Hay:

“ Hai mươi năm, một chặng đường

Chung tay xây dựng nhà trường đi lên

Hai mươi năm ấy đừng quên

Cùng nhau phấn đấu viết nên sử vàng”

  1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ:

          Trường THCS Võ Thị Sáu , thị xã được thành lập ngày 28/8/1989 theo Quyết định của UBND thị xã , trên cơ sở tiếp nhận từ trường Phổ thông Công Lập theo quan điểm kiện toàn hệ thống giáo dục phổ thông: Tách trường phổ thông cơ sở, thành lập mới trường cấp I, cấp II.

Trường hiện có 01 chi bộ Đảng gồm 44 Đảng viên, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên có 83 người.

Tổng số học sinh toàn trường 1.989 em, chia thành 44 lớp

Trường có tổng số 48 phòng học và làm việc, đảm bảo đủ phục vụ cho công tác dạy và học.

Chức năng, nhiệm vụ đựơc giao: Đào tạo học sinh THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước thực hiện việc hoàn thiện công tác quản lý nhà trường theo hướng: Nề nếp – Kỷ cương – Chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục ở địa phương, tiến tới phổ cập giáo dục THPT vào năm 2010.

  1. Việc tổ chức, triển khai kế hoạch công tác:
  2. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục:

                   Nhà trường đã thực hiện tốt việc duy trì và phát triển số lượng học sinh hàng năm chủ yếu dựa vào các biện pháp sau:

                   – Nâng cao hiệu quả các giờ dạy chính khóa. Quy định trách nhiệm trong việc quản lý học sinh cho các giáo viên cùng dạy trên lớp nhằm phối hợp đồng bộ  các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Phối hợp với các bộ phận đoàn thể, tổ chuyên môn tổ chức nhiều phong trào ngoại khóa bổ ích, hỗ trợ cho việc nâng cao ý thức ham học cho học sinh.

                   – Tham mưu với chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là chủ trương phổ cập giáo dục, góp phần giúp cho đơn vị phường 3 hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS vào năm 2018 và đang xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục THPT theo sự chỉ đạo của địa phương và ngành giáo dục.

                   – Tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt 99% và tốt nghiệp hàng năm trên 90%, tỉ lệ duy trì sĩ số đạt trên 99%.

  1. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên và học sinh:

          * Đối với CBCC:

  • Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; các qui định, qui chế của ngành.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động của ngành như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động Hai không; “Dân chủ- Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”; xã hội hóa giáo dục; xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa,….
  • Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhằm nâng cao nhận thức về quan điểm, lương tâm trách nhiệm, ý thức chấp hành. Chống mọi biểu hiện tiêu cực; vi phạm đạo đức; thiếu kỷ cương, kỷ luật trong đội ngũ CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường để mỗi thầy cô giáo thực sự  là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
  • Xây dựng được khối đoàn kết; tương thân, tương trợ; giữ gìn kỷ luật phát ngôn, thẳng thắn đấu tranh tự  phê bình và phê bình nhằm giúp nhau cùng tiến bộ.
  •  Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức. Đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu. Khuyến khích số giáo viên tự túc kinh phí tham gia các lớp học nâng chuẩn trình độ, trong đó kể cả lĩnh vực tin học nhằm mục tiêu hướng đến có nhiều thầy cô biết và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào phục vụ công tác soạn giảng và thực hiện chương trình quản lý chuyên môn bằng hệ thống nối mạng nội bộ.
  •  Quan tâm công tác đào tạo lực lượng kế thừa theo hướng ổn định và luân phiên nhằm đáp ứng theo nhu cầu sử dụng đội ngũ trong năm học này và các năm học tiếp theo.

          * Đối với học sinh:

           Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thông qua các hình thức sinh hoạt ngoại khoá, hoạt động  giáo dục ngoài giờ lên lớp; từ đó góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, hình thành thái độ, động cơ, mục đích học tập đúng đắn cho học sinh.

  1. Công tác xây dựng đội ngũ:

                   – Giáo dục cho học sinh hiểu biết và vận dụng tốt 5 điều Bác Hồ dạy trên cơ sở được cụ thể hóa thành chương trình rèn luyện đội viên. Xây dựng được thái độ, động cơ mục đích học tập đúng đắn, có ý chí cầu tiến, biết tôn, lễ phép và xử sự đúng mực với những người xung quanh.

              – Thông qua các tổ chức đoàn thể và GVCN nhằm từng bước cải tiến hình thức và nội dung sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa phù hợp với chủ điểm vừa mang tính thiết thực, có tác dụng giáo dục cao. Trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục cho học sinh ý thức tự hào về truyền thống và biết bảo vệ danh dự nhà trường. Thực hiện nếp sống văn hoá trong học đường, không vi phạm nội qui trường học, có ý thức phòng chống và ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường và ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho tất cả học sinh toàn trường (Đã yêu cầu 100% học sinh cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung này).

                   – Thực hiện giảng dạy đúng chương trình và đầy đủ các môn học theo qui định của Bộ GD & ĐT. Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua các biện pháp như: Xây dựng, báo cáo chuyên đề, dạy thể nghiệm, dạy thao giảng, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm,… Từ đó nâng dần chất lượng giáo dục văn hóa nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo của cấp học. Trường đã chỉ đạo cho các bộ phận Đoàn, Đội tổ chức có hiệu quả phong trào hội vui học tập, hái hoa dân chủ, phong trào điểm 10, truy bài đầu buổi học,… được tổ chức thường xuyên nhằm tạo niềm phấn khởi, giúp cho học sinh có điều kiện củng cố và tích lũy thêm kiến thức.

                   – Bên cạnh việc quan tâm nâng cao chất lượng đại trà, trường luôn đầu tư thỏa đáng cho công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Hàng năm số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng thị, tỉnh, khu vực; học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ vào trường chuyên, trường Công Lập tăng đáng kể.

                   – Dạy nghề và định hướng nghề nghiệp cho 100% học sinh khối lớp 9 nhằm thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Tổ chức các hình thức sinh hoạt ngoại khóa, thi giọng hát hay, thi điền kinh và các hội thi khác. Kết quả luôn đứng thứ hạng cao trong toàn thị và toàn tỉnh.

  1. Thực hiện tốt chất lượng giáo dục phổ thông:

                   – Nhà trường làm tham mưu với chính quyền địa phương thành lập hội khuyến học, Hội đồng giáo dục. Cùng với lãnh đạo các cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các ngành, các tổ chức chức xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là để phát huy có hiệu quả hoạt động của Hội CMHS trong việc quản lý học sinh nhất là học sinh cá biệt; mặt khác Hội cũng đã hỗ trợ tích cực cho phong trào thi đua Hai tốt cả về vật chất lẫn tinh thần.

                   – Xây dựng bầu không khí sư phạm trong nhà trường thông qua việc công khai tài chính, phát huy dân chủ trong thảo luận đóng góp ý kiến nhằm xây dựng và tổ  chức thực hiện kế hoạch. Qua các cuộc họp Hội đồng, Liên tịch, tổ chuyên môn, nhà trường đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các thành viên và tổ chức Đoàn thể, tổ chuyên môn trong nhà trường.

                   – Tổ chức triển khai, quán triệt các cuộc vận động của ngành nhằm góp phần hình thành các chuẩn mực cần có của thầy và trò như: Phẩm chất đạo đức, năng lực hành vi và các mối quan hệ xã hội khác. Phối hợp đồng bộ và sự cộng đồng trách nhiệm giữa ban lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM và các tổ chuyên môn trong nhà trường.

  1. Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành giáo dục:
  • Tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giữ vững kỷ cương học đường. Đề cử giáo viên tham gia học tập các lớp chuẩn hóa nâng chuẩn trình độ đào tạo thông qua các hình thức đào tạo tại chức, từ xa. Kết quả: tính đến nay trường đã có 97% CB- GV đạt chuẩn sư phạm (CĐSP). Trong đó có 77,2% CB- GV có bằng Đại học.
  •  Phối hợp với Công đoàn trường quan tâm, chăm lo chế độ chính sách, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đáp ứng đầy đủ điều kiện làm việc cho CBCC trong nhà trường. Xây dựng qui chế làm việc của cơ quan nhằm chấn chỉnh, củng cố và kiện toàn nề nếp, kỷ cương học đường.
  • Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các hoạt động nâng cao tay nghề. Trong các năm qua, nhà trường đã đạt nhiều giải cao trong các hội thi do nhà trường và các cấp tổ chức.
  •  Quan tâm đến quyền lợi chính trị cho CBCC. Chi bộ hiện có là 18 đảng viên. Chi bộ luôn thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường, liên tục trong nhiều năm liền được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh.
  1. Phối hợp, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

                   * Công đoàn:

                             Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và công đoàn nhằm xây dựng khối đoàn kết nhất trí, đảm bảo thực hiện các quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho CBCC, động viên CĐV hăng hái thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từng bước cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức.

                   * Đoàn – Đội:

                           Tạo mọi điều kiện để giúp cho Liên chi đoàn và Liên đội phát huy năng lực hoạt động, góp phần củng cố và kiện toàn tổ chức, đồng thời tham mưu kịp thời với lãnh đạo trường tổ chức các phong trào giáo dục theo chủ điểm nhằm có tác dụng bổ trợ thiết thực kiến thức văn hóa trên cơ sở tham gia đầy đủ các phong trào do cấp trên tổ chức. Trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt lồng ghép với các phong trào thi đua khác của trường nhằm phù hợp với nhu cầu hoạt động của học sinh.

          Nhà trường đã tranh thủ sự hớp tác của Hội CMHS nhằm góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, cụ thể là việc hỗ trợ bằng vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua Hai tốt.

ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TÍCH TRÊN LÀ DO :

  1. Nhà trường xây dựng nề nếp, kỷ luật, kỷ cương trường học. Định hướng được kế hoạch phát triển lâu dài và chương trình hoạt động cụ thể cho từng học kỳ, từng năm học. Sắp xếp tổ chức gọn nhẹ, đạt hiệu quả, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, có kế hoạch uốn nắn sơ, tổng kết kịp thời.
  2. Hình thành và duy trì được môi trường sư phạm lành mạnh, phát huy tác dụng giáo dục trong toàn ngành. Xây dựng được nề nếp quản lý học sinh tốt, lễ độ trung thực, học giỏi.
  3. Luôn đổi mới công tác quản lý: năng động có hiệu quả cao, có nhiều sáng kiến để duy trì sĩ số học sinh, giảm số lượng học sinh lưu ban, bỏ học, thu hút nhiều học sinh giỏi vào trường.
  4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, củng cố hoạt động của hội cha mẹ học sinh. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ nạn xã hội,…
  5. Sử dụng và quản lý tốt đội ngũ, kết hợp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCC; xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất tốt tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh.
  6. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của ngành nhằm có tác động tích cực đến tư tưởng, lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo.

CÁC DANH HIỆU CAO QUÍ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÁC NĂM HỌC QUA:

                   – Năm 1998 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích hoàn thành xuất sắc công tác từ năm 1993 đến năm 1997 theo Quyết định số 176/1998/KT – CTN ngày 26/02/1998.

                   – Năm 2003 được Chủ tịch nước tặng tặng thưởng Huân chương Lao động hạng NHÌ về thành tích hoàn thành xuất sắc công tác từ năm 1998 đến năm 2002 theo Quyết định số 971/2003/KT – CTN ngày 31/12/2003.