Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Cách mở bài Phân tích bài thơ Đồng chí 1:
Đề tài người lính là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và nhìn nhận riêng đã phát hiện ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu như trong “Tây Tiến” (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lịch lãm của những chàng trai Hà Thành xa xứ; Ở “Những bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) ta thấy vẻ dũng cảm, tinh nghịch nhưng vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến “Đồng chí” của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi sự giản dị, vẻ đẹp đời thường, thấm đẫm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính chống Pháp từ những ngày đầu kháng chiến.
Cách mở bài Phân tích bài thơ Đồng chí 2:
Nhà thơ Chính Hữu trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các tác phẩm của ông tập trung miêu tả người lính và chiến tranh. Số lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng chỉ riêng bài thơ “Đồng chí” cũng đủ khẳng định vai trò, vị trí của ông trong nền văn học nước nhà.
Cách mở bài Phân tích bài thơ Đồng chí 3:
Trong bài thơ “Đất nước” Nguyễn Đình Thi viết:
“Ôm lấy đất nước áo cơm
Hãy vươn lên như những anh hùng.”
Hình ảnh người lính áo vải hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Họ – những con người mộc mạc, giản dị nhưng chính họ là những người làm nên đất nước. Trong dòng chảy văn học kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính không bộc trực, hóm hỉnh như kháng chiến chống Mỹ, mà anh mang trong mình sự mộc mạc, giản dị và trên hết là tình yêu đất nước tha thiết. Vẻ đẹp tâm hồn ấy đã được Chính Hữu khắc họa rõ nét trong bài thơ “Đồng chí”.
Cách mở bài Phân tích bài thơ Đồng chí 4:
Từ lâu hình ảnh người chú bộ đội đã đi vào lòng người và văn học với những tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Từ “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành tên gọi thân thương nhất của nhân dân dành cho người lính. Viết về quân đội có nhiều tác giả, nhưng để thành công không phải dễ. Riêng nhà thơ – người lính chính trực, bằng cảm xúc của người trong cuộc đã thành công xuất sắc với bài thơ “Đồng chí”. Tác phẩm đã xúc động miêu tả tình đồng chí thiêng liêng và xứng đáng là một bài thơ trữ tình hay trong nền văn học Việt Nam.
Cách mở bài Phân tích bài thơ Đồng chí 5:
Có thể chất lính đã thấm dần vào chất thơ, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không lay động được hồn người, không có sự chân thành, hồn thơ cũng sẽ chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút dư âm mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ “Đồng chí” với nhịp điệu trầm lắng nhưng ấm áp vui tươi; với ngôn ngữ giản dị dường như đã trở thành những vần thơ tin yêu, hi vọng, đồng cảm sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.
Mục Lục Văn Mẫu | Văn học hay 9 theo từng phần:
Các bộ đề lớp 9 khác